Công ty SASP
ĐOÀN KẾT - PHÁT TRIỂN - THÀNH CÔNG
Đào tạo, diễn tập PCCC
SASP phối hợp với Công can PCCC TP. Hà nội tổ chức đào tạo và diễn tập
Xã hội

Trung Quốc điều tàu đến vùng biển Nam Biển Đông của Việt Nam: Các biện pháp của ta đã đủ mạnh?

Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có động thái tương tự. Dường như các biện pháp kể trên vẫn chưa đủ mạnh? 

Trong buổi phỏng vấn của phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin, chuyên gia pháp lý Nguyễn Thị Lan Hương của Viện Biển Đông (Học viện Ngoại giao Việt Nam) đã đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc trên. Đồng thời, dưới góc độ chuyên môn, bà cũng cung cấp những lập luận sắc bén chứng tỏ hành vi vi phạm luật pháp quốc tế một cách nghiêm trọng của Trung Quốc. 

Thưa bà, hành động của nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có mức độ vi phạm luật pháp quốc tế như thế nào?

Thứ nhất, hoạt động của nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc tại khu vực Tư Chính-Vũng Mây là vi phạm nghiêm trọng đối với các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Theo điều 56, điều 77 và điều 246 của UNCLOS 1982, chỉ có quốc gia ven biển được thực hiện các quyền chủ quyền về thăm dò, khai thác bảo tồn, quản lý các tài nguyên thiên nhiên, quyền tài phán đối với việc lắp đặt đảo nhân tạo, các thiết bị công trình cũng như hoạt động nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển. Mọi hoạt động nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chỉ được tiến hành với sự chấp thuận của quốc gia ven biển. Khu vực Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chất nằm hoàn toàn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước UNCLOS 1982, Luật biển Việt Nam năm 2012. Hơn nữa, Phán quyết của Toà trọng tài trong vụ kiện Biển Đông năm 2016 đã khẳng định yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc không có giá trị, do đó, khu vựcphíaNam của Biển Đông không thể là đối tượng yêu sách của Trung Quốc.

Thứ hai, hành vi này của Trung Quốc cũng đi ngược lại những cam kết, thoả thuận song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ, đặc biệt là Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo vấn đề trên biển năm 2011; đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002. Trung Quốc đang áp dụng tiêu chuẩn kép, một mặt kêu gọi các bên hợp tác, thúc đẩy đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử COC trong ba năm, mặt khác lại thường xuyên tiến hành các hành vi “cưỡng ép” trên thực địa, gây căng thẳng, phức tạp tình hình.

Chính sách - Trung Quốc điều tàu đến vùng biển Nam Biển Đông của Việt Nam: Các biện pháp của ta đã đủ mạnh?

Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc.

Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có động thái tương tự. Dường như các biện pháp kể trên vẫn chưa đủ mạnh? 

Các biện pháp hiện nay của Việt Nam là trao đổi trực tiếp, đấu tranh bằng biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Các biện pháp này có tác dụng để các nước hiểu được lập trường chính đáng của Việt Nam, phê phán, phản bác các hành vi vi phạm pháp luật của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng không loại trừ bất cứ biện pháp hoà bình nào mà luật pháp quốc tế cho phép để bảo vệ các lợi ích hợp pháp của Việt Nam, trong đó có cả khả năng sử dụng toà án hay trọng tài quốc tế. 

Những biện pháp này có thể không tác dụng ngay, nhưng có ý nghĩa về dài hạn, thể hiện hình ảnh một Việt Nam chín chắn, trách nhiệm, có thái độ tích cực, có tính xây dựng để quản lý khủng hoảng, quản lý tranh chấp một cách hiệu quả. Thực tế lịch sử cho thấy cách tiếp cận này cùng các biện pháp như trên có hiệu quả về tổng thể, đảm bảo đạt được mục tiêu kép là vừa duy trì hoà bình, vừa bảo vệ công lý, chuẩn mực và luật pháp quốc tế, đẩy lùi các hành vi xâm lấn trái phép vùng biển Việt Nam của các thế lực nước ngoài.

Với động thái đưa tàu vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, theo bà, mục tiêu của Trung Quốc là gì? 

Trung Quốc không chỉ xâm phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam mà còn xâm phạm các vùng biển của các nước ven biển Đông khác. Điều đó cho thấy Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước khác một cách có hệ thống, nhằm biến khu vực không tranh chấp thành có tranh chấp, thể hiện tham vọng kiểm soát Biển Đông và tái khẳng định chủ quyền phi pháp trên Biển Đông thông qua yêu sách đường lưỡi bò phi lý.

Về lâu dài, Trung Quốc muốn kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, đẩy các cường quốc khác ra khỏi khu vực này, và có thể thiết lập một hệ thống quy tắc mới trên Biển Đông trái với UNCLOS 1982, phù hợp với lợi ích riêng của nước này.

Xem thêm: TS. Trần Công Trục chỉ rõ căn cứ pháp lý khẳng định Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam

Bà đánh giá như thế nào về phản ứng của dư luận quốc tế đối với việc Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam? 

Dư luận quốc tế phản ứng mạnh hành vi vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam. Nhiều học giả quốc tế của Nga, Mỹ, Úc, Singapore, Canada… đã lên tiếng công khai phê phán hành vi của tàu khảo sát Trung Quốc là tạo sự đã rồi trên Biển Đông; vi phạm lần này của Trung Quốc đã khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng và xấu đi.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng có tuyên bố chính thức bày tỏ lo ngại về sự cản trở của Trung Quốc đối với việc khai thác dầu mỏ và khí đốt của các nước khác ở Biển Đông. Mỹ cho rằng hành vi cưỡng ép, bắt nạt của Trung Quốc đang đe doạ an ninh năng lượng, suy yếu thị trường năng lượng tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở; kịch liệt phản đối việc sử dụng vũ lực và khiêu khích trong việc khẳng định các yêu sách lãnh thổ và chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc; đồng thời yêu cầu Trung Quốc phải ngừng các hành động hăm doạ, gây hấn và làm bất ổn tình hình trong khu vực.

Trong thời gian tới, Việt Nam cần phải có những biện pháp như thế nào để ngăn chặn những hành động này? 

Theo tôi, hiện nay, Việt Nam đang đi đúng hướng khi tiếp tục phản đối trên kênh ngoại giao song phương để khẳng định lập trường kiên quyết, kiên trì, nhất quán trong vấn đề biển Đông, từ đó tranh thủ được dư luận quốc tế. Việt Nam có thể sử dụng các kênh đa phương khác như diễn đàn ASEAN, Liên Hợp Quốc, phong trào Không liên kết… để nêu các hành vi gây hấn, đe doạ của Trung Quốc, tạo sức ép chính trị tới Trung Quốc.

Luật pháp quốc tế luôn là kênh quan trọng, là điểm tựa vững chắc trong đấu tranh giành quyền lợi chính đáng của các quốc gia. Việt Nam hoàn toàn có thể tính đến việc sử dụng các biện pháp giải quyết hoà bình tranh chấp khác mà luật pháp quốc tế cho phép như như toà án, trọng tài, hoà giải… khi đàm phán chính thức không có tác dụng và hiệu quả. Do đó, Việt Nam nên thu thập hồ sơ bằng chứng về các vi phạm mang tính hệ thống của Trung Quốc để phục vụ cho công tác đấu tranh ngoại giao và pháp lý về lâu dài.

Trên thực địa, các lực lượng trên biển của Việt Nam cần tiếp tục thận trọng, tỉnh táo, hoạt động chuyên nghiệp, tránh bị mắc bẫy kích động của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam phát huy hơn công tác thông tin, truyền thông để dư luận trong nước và quốc tế hiểu về lập trường chính đáng, chính nghĩa, nhất quán của Việt Nam, từ đó có thể kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong đấu tranh vì lợi ích chính đáng của Việt Nam trên Biển Đông.

Xin cảm ơn những chia sẻ của bà!

 

Liên hệ với chúng tôi

SASP
Ky thuat
Công ty CP BIC Việt Nam
MobiFone - Kết nối giá trị, khơi dậy tiềm năng
Đối tác 3
Đối tác 4
Đối tác 5
Đối tác 6
MHDI